Lược sử nghiên cứu Hoá_đen_công_nghiệp

  • Sự hoá đen do công nghiệp có lẽ được đề cập sớm nhất trong di truyền học vào năm 1900 nhờ William Bateson phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu của ông về hiện tượng đa hình di truyền (polymorphism) ở bướm đêm, nhưng ông không đưa ra lời giải thích nào mà mới chỉ nêu hiện tượng.[4]
  • Năm 1906, nhà di truyền học Leonard Doncaster đã mô tả sự gia tăng nhanh chóng tần số của các dạng màu tối ở một số loài bướm đêm trong quần thể của những loài này vào những năm từ 1800 đến 1850 ở khu vực Tây bắc nước Anh, là nơi công nghiệp hóa mạnh mẽ nhất toàn quốc đương thời.[5]
  • Vào năm 1924, nhà sinh học tiến hóa J. B. S. Haldane đã xây dựng một lập luận toán học cho thấy rằng sự tăng trưởng nhanh chóng về tần số của dạng "nhuộm bồ hóng" này ở bướm bạch dương (Biston betularia) và cho rằng hiện tượng này có liên quan tới chọn lọc tự nhiên.[6], [7]
  • Từ năm 1955 trở đi, Bernard Kettlewell và cộng sự đã tiến hành một loạt các thí nghiệm và thống kê, kết hợp cả giải phẫu trong nhiều năm và khám phá ra cơ chế "đổi trắng thành đen" của bướm bạch dương trên quan điểm sinh học tiến hóa hiện đại. Ông cũng đã sử dụng kỹ thuật "bắt - đánh dấu - thả - bắt lại" trong sinh thái học kết hợp xử lý bằng toán thống kê để chứng minh rằng dạng màu tối tồn tại và phát triển tốt hơn so với dạng màu sáng trong vùng bị ô nhiễm.[8], [9], [10], [11], [12] Phương pháp khoa học của ông là thoả đáng và giải thích của ông không những được công nhận, mà còn được xem là "kinh điển" cho nhiều tài liệu giáo khoa sinh học trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam.[2], [3], [13]
  • Đến năm 1973, hiện tượng ô nhiễm ở nước Anh đã giảm nhiều và dạng "nhuộm bồ hóng" đã giảm tần số hẳn. Điều này cung cấp bằng chứng thuyết phục, được thu thập và phân tích bởi Kelingwell và những người khác như nhà côn trùng học và nhà di truyền học Michael Majerus và nhà di truyền học dân số Laurence M. Cook khẳng định lại rằng: sự biến đổi kiểu hình này là kết quả của chọn lọc tự nhiên, buộc loài phải đáp ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.[14], [15], [16]
  • Hiện tượng hoá đen công nghiệp này không chỉ diễn ra ở loài bướm bạch dương, mà còn ở hơn 70 loài khác nữa ở Anh, nhiều nước châu Âu khác và Bắc Mỹ.[17] Chẳng hạn như Apamea crenata, Acronicta rumicis, Odontopera bidentata, Lymantria monacha (hình 3 và hình 4; hình 5 và hình 6).
  • Hình 3: Odontopera bidentata dạng màu sáng.
  • Hình 4: Odontopera bidentata dạng màu tối.
  • Hình 5: Lymantria monacha dạng màu sáng.
  • Hình 6: Lymantria monacha dạng màu tối.
  • Hình 7: Lớp địa y bao phủ thân cây.